Tác hại của thuốc lá lên đường hô hấp

 

Hút thuốc lá gây nguy hại đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan của đường hô hấp, nơi tiếp xúc với lượng khói thuốc nhiều nhất. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu những tác động nguy hiểm của khói thuốc lá trên đường hô hấp.

 

Tác động của thuốc lá lên mũi

Bất kỳ loại khí hay khói nào cũng đều xâm nhập vào cơ thể qua hệ thống hô hấp, mà bước đầu tiên là qua mũi. Khi hút thuốc lá, khói thuốc không chỉ xâm nhập qua mũi của người hút mà còn qua miệng của họ để đi vào họng và tiếp tục xâm nhập tới các bộ phận khác.

Niêm mạc mũi có hệ thống lông để cản các hạt bụi lớn, niêm mạc phía trong có những tuyến tiết ra chất nhầy để giữ lại các hạt bụi nhỏ. Khi khói thuốc tiếp xúc với các lông mao trong mũi, tính chất khô nóng của thuốc lá sẽ gây hư hại chúng, đồng thời để lại một lớp màng nhầy trong mũi, tiếp tục gây hư hại cho khu vực này.

Ngoài ra, hút thuốc cũng ảnh hưởng đến hệ thống khứu giác, khiến bạn ngửi kém hơn, thậm chí là không thể ngửi hoặc phân biệt được các loại mùi nữa.

 

 

 

 

Tác động của thuốc lá lên họng

Khi xâm nhập vào vòm họng, khói thuốc bao phủ ở đây một lớp cặn màu trắng với những đốm nhỏ màu đỏ nhô lên từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng ở những đối tượng bệnh nhân này. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác.

Các chất hóa học trong khói thuốc cũng có thể giết chết các vi khuẩn có lợi sống trong miệng và vòm họng, khiến hơi thở của những người hút thuốc có mùi hôi và tăng cao khả năng mắc nấm miệng và viêm họng do vi khuẩn tấn công.

Khi khói thuốc bắt đầu xâm nhập đến cổ họng sẽ khiến các mạch máu co lại ngay lập tức. Điều này ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc lót cổ họng, làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây kích ứng, khô cổ họng và gây ra cảm giác ngứa rát vùng cổ họng thường xuyên.

Hàm lượng formaldehyde và acrolein cao trong thuốc lá gây kích ứng niêm mạc họng và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho.

Bên cạnh đó, các hóa chất trong thuốc lá tác động vào các dây thanh âm, khiến giọng nói thay đổi và gây ra khản giọng. Nghiêm trọng hơn, hút thuốc nhiều có thể kích thích liên tục lớp niêm mạc họng, đồng thời các tế bào ở cổ họng bị tổn thương và xói mòn dẫn đến sự thay đổi ở các tế bào hình thành và tái tạo, dẫn đến ung thư họng và thanh quản. Có đến 98% bệnh nhân mắc ung thư thanh quản được phát hiện do nguyên nhân từ thuốc lá.

 

 

tác hại của thuốc lá lên họng

 

 

Tác động của thuốc lá lên phổi.

Các chất hóa học trong khói thuốc lá khiến cho hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng giảm thông khí đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Điều này xảy ra làm giảm khả năng lấy oxy của phổi, giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxy của phổi, khiến luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.

Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.

 

 

 

 

Các bệnh hô hấp cấp tính

Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần. 

Theo một nghiên cứu bệnh chứng ở người từ 35 đến 49 tuổi cho thấy so với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần. Những người đã cai thuốc nguy cơ thở khò khè giảm xuống. Một nghiên cứu ở Hà Lan đã chỉ ra so với nhóm không hút thuốc, nhóm hút thuốc có tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính cao gấp 1,9 lần.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.

Ở những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá đều phát triển những tổn thương phổi, xơ cứng các túi khí, suy thoái của các vách ngăn giữa túi khí, thành đường hô hấp dày lên và viêm, tăng sản xuất chất nhầy trong đường hô hấp, gây tắc nghẽn khí. Điều này cản trở lượng khí đi vào và ra khỏi đường hô hấp.

 

 

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

 

Hen

Hen suyễn (hen phế quản - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Ở người hút thuốc, tình trạng bệnh hen sẽ bị nặng hơn do phải chịu nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh và dị ứng.

Thuốc lá không gây nên hen suyễn nhưng nếu phải tiếp xúc với khói thuốc cả trực tiếp lẫn gián tiếp thì đều có thể gây khởi phát cơn hen và tăng nặng các triệu chứng của bệnh.

Hệ hô hấp là hệ cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên khi khói thuốc xâm nhập vào cơ thể và vì vậy đây cũng là nơi phải chịu những hậu quả nặng nề nhất từ việc hút thuốc lá. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình một lý do để từ bỏ thuốc lá. Nếu tự bỏ quá khó khăn hãy lựa chọn cho mình biện pháp hỗ trợ để quá trình bỏ thuốc dễ dàng nhất. Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình bỏ thuốc, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

 

Boni-Smok, phương pháp bỏ thuốc lá an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ !

Nếu như bạn đang lo lắng về hiệu quả cũng như độ an toàn của các phương pháp giúp bỏ thuốc lá hiện nay trên thị trường thì hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Boni-Smok. Bạn có thể sử dụng Boni-Smok để bỏ thuốc lá mà không cần phải lo lắng, Boni-Smok rất an toàn, không có bất kỳ tác dụng phụ nào, bởi vì:

+ Thành phần Boni-Smok là 100% thiên nhiên.

+ Boni-Smok là dạng nước súc miệng, tức là súc xong thì nhổ ra không uống vào người.

+ Boni-Smok đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW, kết quả đã kết luận Boni-Smok không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

+ Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Boni-Smok đã giúp hàng trăm ngàn người bỏ thuốc lá thành công và tất cả đều khẳng định không hề có tác dụng phụ khi sử dụng.

 

Boni-Smok được phân phối độc quyền bởi công ty Botania.

Địa chỉ: 204H Đội Cấn Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044. 

 

 

XEM THÊM:

Bạn có thể quan tâm

Sản phẩm Boni-Smok có bán tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc

.Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Những lý do bạn nên dùng Boni-Smok

Hiệu quả: Bỏ thuốc lá sau vài ngày, giúp bạn hết hẳn cơn thèm thuốc và chán mùi vị khói thuốc. Hiệu quả đã được kiểm nghiệm Lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW.

 

Tiện lợi: Chai nhỏ gọn, tiện lợi mang theo bên mình.

 

Dễ sử dụng: Chỉ cần súc miệng trước khi hút thuốc lá

 

An toàn: Thành phần 100% thiên nhiên, đã được chứng minh lâm sàng là không có tác dụng phụ

 

Tiết kiệm: So với các biện pháp bỏ thuốc lá khác, chi phí bỏ thuốc lá bằng Boni-Smok chỉ bằng 1/20.

Dược sĩ tư vấn

1800.1044

điểm bán 1800.1044
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Hotline: 1800.1044