Tìm hiểu về ung thư thực quản do hút thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa đến hơn 7000 hóa chất độc hại và trong đó có đến 69 hoạt chất đã được biết đến với khả năng gây ra ung thư. Chính vì vậy mà hút thuốc gây hại cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hầu hết mọi người đều biết đến tác hại của khói thuốc lá với phổi nhưng ít ai chú ý rằng hút thuốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, trong đó có nguy cơ cao gây ra ung thư thực quản. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguy cơ ung thư thực quản do hút thuốc lá.
Ung thư thực quản là gì?
Thực quản nằm song song với khí quản, ở bên trái của tim và trước cột sống. Đây là một ống cơ rỗng, vận chuyển nước bọt, chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày.
Chức năng của thực quản là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày và ngăn ngừa tình trạng thức ăn và các acid trong dạ dày trào ngược lên họng.
Ung thư thực quản là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh có đặc điểm là các khối u ác tính xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể và lan rộng.
Ung thư thực quản gồm hai thể mô bệnh học chính là ung thư biểu mô vảy thường ở thực quản 1/3 trên và ung thư biểu mô tuyến thường ở thực quản 1/3 giữa – dưới. Những năm gần đây, thể ung thư biểu mô tuyến có xu hướng tăng nhanh ở các nước châu Âu, Mỹ; tại các nước châu Á, châu Phi, thể biểu mô vảy chiếm phần lớn.
Bệnh ung thư thực quản hay gặp ở nam giới và thường diễn tiến âm thầm ở giai đoạn đầu với các triệu chứng nuốt đau, nuốt vướng thoáng qua nên không được chú ý. Giai đoạn sau là nuốt khó, nuốt nghẹn.
Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, kể cả thuốc lá điếu truyền thống, xì gà, thuốc lào hay thuốc lá điện tử... đều có thể là nguyên nhân chính gây nên ung thư thực quản. Người hút thuốc lá mỗi ngày hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản hơn người không hút thuốc.
Điều này có thể do các hóa chất và nhiệt từ khói thuốc xâm nhập vào cơ thể, tác động lên thực quản, làm suy yếu cơ vòng thực quản, khiến thức ăn và acid dạ dày trào ngược lại họng, gây ra bệnh trào ngược dạ dày, ợ chua, viêm loét dạ dày, viêm họng và một số vấn đề khác.
Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Michigan, Hoa Kỳ đã phân tích dữ liệu từ 34 nghiên cứu lớn trên thế giới và đưa ra kết quả: khi so sánh với người không hút thuốc lá, người nghiện hút thuốc lá có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư thực quản cao gấp 4,21 lần (nếu là dân châu Âu da trắng) và cao gấp 2,31 lần (nếu là dân châu Á).
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8 – 10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Nếu vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu mạnh, sẽ càng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn.
Các hóa chất và nhiệt từ khói thuốc làm suy yếu cơ vòng thực quản, khiến thức ăn và acid dạ dày trào ngược lại họng, gây ra bệnh trào ngược dạ dày, ợ chua, viêm loét dạ dày, viêm họng và một số vấn đề khác.
Triệu chứng ung thư thực quản
Biểu hiện của ung thư thực quản khác nhau trong từng giai đoạn và thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu. Thường cho đến khi bệnh đã tiến triển thì mới có thể phát hiện và điều trị.
Một số triệu chứng của ung thư thực quản:
-
Nuốt nghẹn: là triệu chứng dễ cảm nhận và gặp ở đa số bệnh nhân ung thư thực quản. Nuốt nghẹn tiến triển theo mức độ tăng dần. Lúc đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện khó nuốt nhưng không cảm thấy đau. Khi bệnh nặng hơn, khó nuốt sẽ kèm thêm đau. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng, thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy đau và khó thực hiện.
-
Trào ngược thực quản (trớ): Làm cho viêm phế quản dai dẳng do dịch trong lòng thực quản chảy vào đường hô hấp.
-
Thường xuyên có hiện tượng chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịu, ợ hơi, sặc khi ăn uống.
-
Thường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.
-
Sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước và dần dần là suy kiệt do không ăn và nuốt được.
-
Có thể cảm thấy rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu.
-
Thường xuyên cảm thấy nôn, buồn nôn.
-
Các biểu hiện khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển như tức nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng...
Làm sao để giảm nguy cơ ung thư thực quản ở những người hút thuốc lá
Ngừng hút thuốc lá, nguy cơ ung thư thực quản ở những người hút thuốc lá sẽ giảm đáng kể.
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bỏ thuốc lá với nguy cơ ung thư thực quản ở những người hút thuốc trước đó, đăng trên tạp chí JNCI - tạp chí của viện ung thư quốc gia (Hoa Kỳ). Theo đó:
-
Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản thấp hơn
-
Ở những người hút thuốc trước đây (RR = 2.05, khoảng tin cậy 95% [CI] = 1,71 đến 2,45)
-
Ở những người hút thuốc hiện tại (RR = 4,18, 95% CI = 3,42 đến 5,12 )
-
So với những người hút thuốc hiện tại, việc giảm rủi ro mạnh đã thấy rõ sau năm năm hoặc hơn (RR = 0,59, KTC 95% = 0,47 đến 0,75) và nguy cơ giảm mạnh mẽ hơn từ sau 10 năm trở lên (RR = 0,42, KTC 95% = 0,34 đến 0,51 ) và 20 năm trở lên (RR = 0,34, KTC 95% = 0,25 đến 0,47) sau khi ngừng hút thuốc.
Như vậy, việc bỏ thuốc lá có hiệu quả rõ rệt trong cải thiện nguy cơ ung thư thực quản và thời gian bỏ thuốc càng sớm thì rủi ro do ung thư thực quản càng giảm.
Làm sao để bỏ thuốc hiệu quả
Một khi đã hút thuốc thì rất khó để bỏ thuốc lá, đặc biệt ở những người đã hút thuốc lâu năm và hút với lượng nhiều.
Vì vậy những người hút thuốc hãy tham khảo một số chú ý sau:
-
Đầu tiên, muốn bỏ được thuốc lá bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch chi tiết và chuẩn bị tinh thần.
-
Đồng thời trao đổi với người thân và bạn bè về quyết tâm bỏ thuốc lá của bạn.
-
Lập danh sách những việc bạn có thể làm thay vì hút thuốc. Để mỗi khi có cảm giác thèm thuốc bạn luôn có thể sẵn sàng làm một cái gì đó khác thay vì nghĩ đến thuốc lá và hút thuốc.
-
Chọn một ngày thuận tiện để làm ngày bắt đầu cai thuốc lá và cố gắng đừng hoãn lại vì mọi lý do.
-
Trước ngày bắt đầu cai thuốc lá, giặt sạch quần áo và làm hết mùi thuốc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi… Đồng thời vứt bỏ toàn bộ các vật dụng có liên quan đến thuốc lá như hộp diêm, bật lửa, gạt tàn thuốc, hộp đựng thuốc...
-
Luôn nhớ là một khi đã bắt đầu bỏ thuốc thì nhất định không được động lại điếu thuốc lá. Bởi chỉ cần hút lại 1 điếu thôi là mọi thời gian cố gắng trước đó đều vô nghĩa.
-
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá: Bạn có thể tham khảo một sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá rất uy tín và được rất nhiều người bỏ thuốc lá tin dùng đó là sản phẩm nước súc miệng Boni - Smok 100% thảo dược an toàn, không có tác dụng phụ.
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến, bệnh có tiên lượng xấu nếu được phát hiện muộn, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và người bệnh có tinh thần hợp tác điều trị tốt thì bệnh có thể điều trị tốt. Một trong những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ ung thư thực quản hiện nay chính là việc hút thuốc lá. Vì vậy việc bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ đem lại những kết quả tích cực trong giảm thiểu nguy cơ ung thư thực quản ở những người hút thuốc lá. Chính vì vậy, một lần nữa chúng tôi xin nhắc nhở bạn, hãy từ bỏ thuốc lá trước khi quá muộn. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình bỏ thuốc, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem danh sách nhà thuốc bán Boni-Smok được bác sĩ Tạ Tri
Phương giới thiệu
Bạn có thể quan tâm
Sản phẩm Boni-Smok có bán tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc
.Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Những lý do bạn nên dùng Boni-Smok

Hiệu quả: Bỏ thuốc lá sau vài ngày, giúp bạn hết hẳn cơn thèm thuốc và chán mùi vị khói thuốc. Hiệu quả đã được kiểm nghiệm Lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW.
Tiện lợi: Chai nhỏ gọn, tiện lợi mang theo bên mình.
Dễ sử dụng: Chỉ cần súc miệng trước khi hút thuốc lá
An toàn: Thành phần 100% thiên nhiên, đã được chứng minh lâm sàng là không có tác dụng phụ
Tiết kiệm: So với các biện pháp bỏ thuốc lá khác, chi phí bỏ thuốc lá bằng Boni-Smok chỉ bằng 1/20.
Bài viết cùng chuyên mục
Dược sĩ tư vấn